---- trái
Tắt Quảng Cáo [X]
Đăng nhập

Flag Counter

Đặt quảng cáo của bạn ở đây
Liên hệ: E-Mail: nhathohoanghuy@gmail.com
Giá thoả thuận
Kích thước thỏa thuận

QUÝ VỊ ĐỘC GIẢ VUI LÒNG TRUY CẬP THEO ĐỊA CHỈ HTTP://WWWW.THIENUY.ORG.VN VÀ HTTP://WWWW.THIENUYGROUP.COM ĐỂ THEO DÕI THÔNG TIN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM PHONG THỦY THIÊN UY

THẦN ĐỘC CƯỚC-TỔ SƯ CỦA ĐẠO PHÙ THỦY VIỆT NAM
Lượt xem: 399

THẦN ĐỘC CƯỚC-TỔ SƯ CỦA ĐẠO PHÙ THỦY VIỆT NAM
Ông nầy nguyên người làng Toàn Đông, huyện Bảo An, phủ Từ Sơn, tinh Bắc Ninh. Cha ngài là Nguyên Lê vốn là một pháp sư lừng danh, không có con trai nói dõi, ông cầu nguyện đức Phật và nhiều quyền lực tôn giáo khác để can thiệp với Ngọc Hoàng. Vị thần tối cao liền cho xuống trần một vị thần vào đầu thai trong nhà và làm con của Nguyên Lê. Người ta đặt tên Ngài là Nguyên Độc, tới 10 tuổi, cậu bé Độc đã biết thành thạo về nghệ thuật phù phép và có thể thực hiện được những gì cậu đã vì bốc đồng tình cờ mà làm ra. Một ngày kia, cậu đánh trống và làm những động tác triệu thỉnh chung chung, khiến động thấu đến thiên đình và vang động khắp bốn phương nhân gian. Ngọc Hoàng không chịu nổi những chấn động quái gở như vậy, nên Ngài liền phái xuống trần một vị “Chu Tử” (mặc quần áo đỏ) thuộc dạng một sĩ quan tùy viên để đi lấy tin tức về sự náo đồng kia. Viên sĩ quan này, noi theo các tiếng động, xuống tới nhà của Nguyên Lê và thay vì gặp ở đó như điều ông dự kiến là một đám đông ồn ào, hỗn độn dữ dội, ông lại chỉ thấy có một mình cậu bé Nguyên Độc ở đó, cậu lại đang bình thản ngủ vùi. Lợi dụng dịp may hiếm có, vị thần áo đỏ rút gươm ra, chém một nhát, chặt đôi thân thể cậu bé, ông mang một phần thân thể về trình Ngọc Hoàng. Sau đó ông Nguyên Lê vừa trở về nhà, nhìn thấy con bị chém đứt làm hai, vô cùng hoảng hốt, ông ôm chầm phần còn lại của đứa con mà đi chôn. Sau 100 ngày, ông lao vào đủ các cuộc cúng tế, nguyện cầu và sử dụng phù chú, ông gặp lại đứa con bị chém của mình. Cậu bé sống lại, lành hẳn các vết thương và còn khỏe mạnh hơn cả trước kia. Cậu bé tìm cho mình những kiếm, gươm, cờ và gậy phép và từ đó cậu có được các quyền lực phi thường. Danh tiếng của cậu liền được truyền rao xa xa, nên từ đó cậu được tôn vinh là tổ sư vua, là vị tổ bảo hộ cho tất cả các pháp sư. Việc thờ cúng các vị thần này thật giản đơn và các nghi thức pháp thuật hiện tôi đang có trong tay không khác mấy, vào chi tiết, với các lễ lộc phụng cúng dành cho các vị thần này. Người thấy bùa phải "cầu nguyện cả ngày lẫn đêm và dâng cùng lễ vật vào những ngày mùng 1 và ngày 15 (ngày rằm) của mỗi tháng”. Muốn cúng bái, mỗi pháp sư đều có sẵn trong nhà một bàn thờ, thường thường ít trang hoàng diêm dúa, đặt trong cái am nhỏ, cất riêng biệt. Trên bàn thờ có các hình vẽ và các tượng bằng giấy ít khi làm bằng gỗ, của Phật, Ngọc Hoàng, Lão Quân, của Tam Danh và Độc Cước. Các tượng này xếp hàng theo cấp bậc trên các bệ có độ cao thấp khác nhau, theo thứ tự, như tôi vừa kể. Rồi tới các linh thần thứ cấp, như các Hộ Pháp, như các vị Thiên Sứ giữ gìn bảo về pháp luật. Các vị này được giao trọng trách truyền mệnh lệnh của chư thần. Trước bàn thờ, có các lư hương, các đỉnh trầm hương và tất cả các phụ tùng thường dùng trong việc thờ cúng. Chính tại đây, ông thầy bùa mỗi ngày đến cầu nguyện và làm bùa chú. Trên một chiếc bàn thấp hơn, vào những ngày hiến tế, ông đặt các phẩm vật cúng: cơm, rượu, cau và trầu, gà, hoa trái, bó vàng giấy và bạc giấy.,v.v… Các ngày cúng diễn ra vào các ngày đầu tháng (tuần trăng mới =30, mồng một hàng tháng) và ngày trăng tròn (15 mỗi tháng âm lịch). Đây chính là những ngày nguy của người Việt xưa và nay vì là ngày hàng tháng bà Nguyệt (trăng) kết duyên với mặt trời. Ngày mồng một đầu tháng chính là ngày mặt trăng nhú ra khỏi các tia nắng tàn tạ của mặt trời lặn, và mặt nguyệt mới nhận được nguyên lý sáng đầu tiên để lớn dần lên tới ngày 15 rồi giảm bớt đi vào cuối tháng và được sáng trở lại vào tháng kế tiếp. Như vậy, mặt trăng trở thành biểu tượng của nguyên lý âm và từ đấy, cùng chia sẻ với nữ giới ảnh hưởng mầu nhiệm của nguyên lý âm, mà người ta gán hẳn cho vầng nguyệt. Mặt khác, mặt trăng như vậy đương nhiên được mời gọi đóng vai trò trọng yếu trong pháp thuật mà các lễ tục thường thường được thực hiện về đêm, vào lúc trăng vừa xuất hiện. Chính vì các lý do này mà những ngày 1 và 15 trong tháng âm lịch đều đặc biệt được chỉ định để tổ chức các cuộc cúng kiến dành cho các Thánh tổ của phù chú.
Có 1 thuyết khác về Độc Cước như sau. Chuyện kể rằng thời xưa có một bọn quỷ mũi đỏ đến vùng biển Sầm Sơn làm hại dân lành. Có một chú bé mồ côi cha vừa chui ra khỏi bụng mẹ đã lớn nhanh như thổi và trở thành người khổng lồ. Chàng khổng lồ đánh thắng bọn quỷ ngoài biển, quỷ tràn vào đất liền cướp phá, nếu chàng ở trong đất liền thì quỷ lại phá ở ngoài khơi. Chàng nghĩ cách lấy búa tự xẻ đôi thân mình, một nửa thân và một chân đứng ngự trên đỉnh Sầm Sơn, một nửa thân và một chân theo bè mảng ra khơi hộ vệ dân chài. Từ đó, bọn quỷ vào bờ hay ra biển đều thấy chàng khổng lồ, chúng bỏ đi nơi khác kiếm ăn, không dám bén mảng đến vùng biển này nữa. Từ đó xuất phát tên gọi thần Độc Cước, nghĩa là ‘Một chân’. (Theo Thế giới vô hình)

Độc Cước là một vị thần Việt Nam, nơi thờ chính đặt tại đền Độc Cước ở Sầm Sơn, Thanh Hóa. Theo đạo sắc phong năm Cảnh Hưng thứ 14 (1783), thì thần Độc Cước tên là Chu Văn Khoan, có tài đức, giúp các đời vua dẹp yên giặc giã, giữ gìn bờ cõi, thần có hiệu là Đại pháp sư, có 7 phép màu để trị ma quỷ gian ác… và được vua phong bốn chữ: Độc Cước sơn triều. Chuyện kể rằng thời xưa có một bọn quỷ mũi đỏ đến vùng biển Sầm Sơn làm hại dân lành. Có một chú bé mồ côi cha vừa chui ra khỏi bụng mẹ đã lớn nhanh như thổi và trở thành người khổng lồ. Chàng khổng lồ đánh thắng bọn quỷ ngoài biển, quỷ tràn vào đất liền cướp phá, nếu chàng ở trong đất liền thì quỷ lại phá ở ngoài khơi. Chàng nghĩ cách lấy búa tự xẻ đôi thân mình, một nửa thân và một chân đứng ngự trên đỉnh Sầm Sơn, một nửa thân và một chân theo bè mảng ra khơi hộ vệ dân chài. Từ đó, bọn quỷ vào bờ hay ra biển đều thấy chàng khổng lồ, chúng bỏ đi nơi khác kiếm ăn, không dám bén mảng đến vùng biển này nữa. Từ đó xuất phát tên gọi thần Độc Cước, nghĩa là 'Một chân'.
Tưởng nhớ công ơn của Độc Cước, người dân Sầm Sơn đã lập miếu thờ thần ngay bên tảng đá có vết lõm dấu chân khổng lồ tương truyền là bàn chân của chàng. Về sau miếu trở thành đền Độc Cước.

THAM KHẢO THÊM. Nếu các tôn giáo có nhiều hệ phái thì đạo phù thủy ở Việt Nam ta cũng vậy. Phù thủy ở miền Bắc VN đầu tiên từ Tàu truyền sang, cho nên chúng ta cũng cần biết qua nguồn gốc phù thủy ở Tàu trước. Theo lịch sử Trung Quốc thì khi Xuy Vưu chống lại vua Hoàng Đế thì y đã dùng bùa ngải, thư, chú để đánh quân của Hoàng Đế. Vua Hoàng Đế lại thua nhiều trận sau nhờ được Bà Cửu Thiên Huyền Nữ dạy cho 8 ngày về các bùa phép để phá Xuy Vưu. Huyền Nữ dạy Hoàng Đế từ ngày Nhâm Tý, Qúy Sửu trừ hai ngày Giáp Dần, Ất Mão thôi rồi lại dạy tiếp từ ngày Bính Thìn đến hết ngày Tân Dậu tổng cộng là 8 ngày, nhờ thế Hoàng Đế biết chế kim nam châm "chỉ nam" và bùa phép phản công lại Xuy Vưu khiến cho bộ lạc này tan rả phải rút lên núi cao mà ở. Sau này họ hóa thành bộ lạc Mèo "Miêu tộc" và vùng núi họ ở gọi là vùng Miêu cương nơi chứa nhiều bí hiểm và độc địa. Sau đó Hoàng Đế truyền lại cho Chúc Do Thập Tam Chưởng mà đại đa số là bùa chú trị bịnh cho binh sĩ thời đó. Như vậy là ngành Đông Y cũng có một khoa trị bịnh bằng bùa phép như: - Chữa bịnh Truyền thi lao sái. - Các bịnh mụn nhọt. - Dùng khi châm cứu. Đó là những cách dùng bùa lẫn với dùng thuốc.Thí dụ: Chữa bịnh Lao truyền thì dùng bùa dán để vây con trùng lao rồi dùng ngải cứu mà đốt. Muốn làm tan nhọt thì thư phù trên mụn cho tan đi hoặc cho vỡ đi gọi là đinh giáp thần phù (Loại này biên giả đã thí nghiệm thấy rất linh diệu và gia phụ đã trị cho cả trăm người bị lên đinh lên bắp chuối và mụn xoài đều tan hoặc vỡ cả) và loại bùa khi châm cứu là để mở các huyệt đạo trong người trước khi châm cứu. Phù thì gọi là Thái Ất thần phù và chú thì gọi là Càn Nguyên thần chú. Đến Khương Tử Nha tức Thái công khi cầm quân phạt Trụ thì lại đem áp dụng phù chú vào binh pháp trận đồ, vào các việc bệnh, tử trong quân doanh mà sau này Trương Tử Phòng và Gia Cát Lượng cũng như Lưu Bá Ôn đều áp dụng theo. Loại phù thuỷ trên được gọi là chính đạo và thường do các đạo sĩ, những người tu Tiên sử dụng. Đến đời Tống thì Trương Thiên Sư ở Long Hổ Sơn cho đệ tử truyền bá nhiều thứ phù phép trong dân gian do đó ngành phù thuỷ lan tràn khắp chốn. Riêng về ngành phù thủy đã nói ở trên là thuộc về thần đạo và sử dụng đến “Thiên Tinh" các sao Thiên Thần, Thiên Tướng Thiên Binh như Lục Giáp Thần Binh....v.v... Còn một ngành phù thủy chuyên môn thờ Qủy, chuyên môn dùng chúa Qủy để sai khiến ma qủy và trị qủy thì gọi là Độc Cước Môn - Môn phái thờ Thần Độc Cước. Ngành phù thủy này nửa tà nửa chính, nhưng các giới đạo sỹ thì gọi thẳng họ là tà đạo. Khi vào nhà một ông phù thuỷ nhìn lên bàn thấy có thờ một ông tượng chỉ có nửa người đứng với một chân, một tay, một mắt, một tai, một lỗ mũi - nghĩa là đúng y như là một người bị chẻ dọc làm hai - thì đó là thần tượng Độc Cước, chúa của Qủy. Người ta không rõ ông Độc Cước này ra đời từ bao giờ, chỉ thấy truyền thuyết nói rằng: “Đời Thượng Cổ ở bên Tàu có một vị nho sinh, một hôm vào trong núi tìm Hoa Lan và thưởng cảnh. Khi trở về thì gặp một người con gái đang định nhảy xuống vực sâu tự tử. Chàng nho sinh bèn giữ lại kịp và hỏi lý do thì cô gái cho biết là nàng bị cha mẹ ép gả cho một tên cường hào giàu có lớn hơn nàng tới 40 tuổi cho nên nàng phẩn chí muốn chết. Nàng định đến nhà cậu ở nhờ nhưng đi đến đây hết tiền, nên lên mõm núi này để tự vận. Chàng nho sinh thấy nàng nói năng mềm mỏng và mặt lại rất đẹp, đời chàng chưa hề gặp. Lúc đó chàng đến đây du học, tiền bạc có sẵn lại ở có một mình trong một căn nhà mà chàng thuê người dựng lên ở nơi vắng vẻ nay nếu nàng chịu lấy thì ta đưa nàng về ở chung để nàng lo việc cơm áo cho ta. Nghĩ thế chàng liền ướm hỏi cô gáí thì cô gái gật đầu. Chàng nho sinh đưa cô gái về nhà ở và sai nàng đi chợ mua sắm thức ăn, chàng ở nhà đọc sách. Một năm sau nàng sinh hạ được con trai đầu lòng rất ngộ nghĩnh. Vợ chồng ăn ở với nhau rất hạnh phúc cho tới năm đứa trẻ lên 4 tuổi thì một hôm gần Tết chàng ra thị trấn mua bút giấy bổng gặp vị đạo sỹ, vị đạo sỹ nhìn chàng rồi hoảng hốt than nhỏ: -Ôi! người sắp chết đến nơi rồi không biết. Tiếc thay ! Chàng lấy làm lạ, bèn vòng tay làm lể và xin vị đạo sĩ chỉ dạy cho. Vị đạo sĩ nói, chàng đã lấy phải một con yêu tinh nó đã thu hút tinh khí của mấy trăm người rồi, nay nó sắp thành một loài qủy Tiên không ai trừ nổi, vậy chàng phải tránh xa nó không thì chết. Chàng nho sỹ cả sợ vội van xin vị đạo sĩ hãy cứu chàng và vì đời trừ hại giúp. Vị đạo sĩ nói: - Nó thụ hấp tinh khí của nhiều người rồi nên ta không đủ sức giết nó. Vậy ta cho ngươi một đạo phù này đem về dán ở cửa chính còn một đạo thì đeo vào người. Hể khi nào nó đi chợ thì ngươi ở nhà hãy dán bùa và đeo bùa, rồi ở trong nhà, khi nó về nó sẽ không vào nhà được, dù cửa mở. Nó sẽ gọi ngươi mở cửa cho nó vào thì ngươi biết nó yêu tinh đuổi nó đi. Chàng nho sinh nhận hai đạo phù đem về giấu kín trong quyển sách không cho vợ hay biết. Hôm sau chàng sai vợ đi chợ sắm tết. Khi người vợ đi khỏi chàng đem hai đạo bùa ra đeo và dán ở cửa. Đến qúa trưa người vợ về đến sân bỏ thúng xuống và đứng ở sân gọi chồng mở cửa cho nàng vào. Chàng nho sinh bèn đuổi nàng đi và cho biết nàng là yêu tinh, người vợ thấy chồng đuổi bèn giơ tay vẫy, thì thằng bé đang chơi ở một góc nhà, thấy mẹ vẫy bèn chạy ra sân. Chàng nho sinh không kịp giữ lại; Đứa trẻ ra đến sân thì con yêu cầm hai cổ chân đứa trẻ xé ngược lên và le lưỡi ra như người ta dùng kiếm mà rọc, đứa bé liền bị xé như chẻ làm hai. Con yêu vất hai nửa đứa trẻ xuống sân thì một nửa đứng lên còn một nửa té nằm trên đất. Con yêu gọi lớn : -Người không lấy ta nữa thì con đó, chia đôi mỗi người một nửa. Rồi nó chạy đi và cái nửa xác sống nhảy theo sau mà đi vào núi. Cái nửa người đó là Thần Độc Cước là chúa Qủy". Muốn thờ thần này thời xưa thầy phù thủy cứ ba năm phải tế sống bằng cách giết người tại bàn thờ để lấy tim và máu tế thần Độc Cước. Nếu trong năm đó mà không mua được người về thì thầy phù thủy phải dùng đệ tử hay con cái, gia nhân mà tế thay. Sách đời Đường có ghi truyền, Thôi Vĩ vốn là con trai nhà thơ Thôi Hướng đời Đường. Thôi Vĩ qua Giao Châu thăm cha làm Thái Thú, lúc về qua Phiên Ngưng vì giỏi khoa châm cứu nên được một ông thầy phù thủy ở miền núi gần Dương Thành mời đến châm cứu chữa giúp bệnh bướu. Thôi Vĩ đến nơi chữa khỏi bệnh cho thầy phù thuỷ, và được mời ở chơi, thầy phù thủy này vốn cho người nhà đem cả vạn lạng bạc đi để mua người mà không mua được, nên lão ta quyết định lừa bắt Thôi Vĩ giết đi để tế thần Độc Cước. May là Thôi Vĩ đẹp trai, lại giỏi đàn nên đứa con gái thầy phù thủy nó mê và nó ngầm báo cho Thôi Vĩ trốn đi Ở Việt Nam ở mỗi tỉnh có ít ra 5, 7 ông thầy phù thuỷ thờ thần Độc Cước. Có thờ thần Độc Cước thì mới dễ thu âm binh, mới dễ tróc tà nhưng sau này không thiêng nữa vì thần Độc Cước không được cúng bằng người sống. Ngoài việc thờ thần Độc Cước, nhiều thầy phù thủy lập điện thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, tục gọi là Đức Thánh Trần, và thờ các tượng khác, như Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Dã Tượng. Trên bàn thờ Đức Thánh Trần thì dưới gầm bàn phải thờ Ngũ Hổ Tướng, để sai đi tróc tà. Đạo thờ Đức Thánh Trần gọi là Đạo Nội. Trên toàn quốc có đến mấy ngàn ông thầy phù thủy thờ Đạo Nội. Họ là đệ tử của Đức Thánh Trần Hưng Đạo, nên hàng năm họ phải đi lễ ở đền Kiếp Bạc, trên sông Vạn Kiếp để tạ lễ gọi là "đi trẩy hội cha" (Tháng 8 hội cha, tháng 3 hội mẹ). Đạo Nội Đức Thánh Trần cũng ra tay ấn quyết phù chú khu tà tróc quỷ bằng bùa phép nhưng đại đa số là để trị: - Những người đàn bà bị ma làm (quỷ ám). - Những người hữu sinh vô dưỡng - Những tiền oan nghiệt chướng (tiền phu, tiền thê v.v...). Cứ theo các sách ghi trong các điện của thầy phù thủy thì vào thời kỳ Đức Trần Hưng Đạo đánh quân Mông Cổ có tên Tàu lai là Nguyễn Bá Linh đi theo quân Mông Cổ do thám quân ta và tác oai tác quái khắp các miền từ Bắc Ninh xuống đến Hải Dương, Kiến An. Nguyễn Bá Linh có phép phù thủy biến hóa được cho nên bắt được mấy lần nó lại trốn thoát. Các vị đạo sỹ Việt Nam phải luyện bùa vào chỉ ngũ sắc để khi bắt được thì dùng chỉ mà buộc cổ nó. Sau khi bắt được thì quân ta đem ra chém nhưng cứ chém đứt đầu rơi xuống, trông lại nó vẫn còn nguyên đầu. Sách ghi là chém đầu nó mọc đầu kia nên không làm sao chém được nó . Sự việc tâu lên nhà vua và Hưng Đạo Vương. Đức Trần Hưng Đạo bèn ra lệnh bôi cứt gà sáp vào gươm mà chém Nguyễn Bá Linh "còn tên nữa là Phạm Nhan" được giải về Chương Dương chém. Khi bị chém nó kêu lên là nó sẽ là quỷ ở đất nước An Nam và cho nó ăn gì? (có nghĩa cúng nó bằng gì?), vị quan Giám Hình và đao phủ rủa lại nó là: "cho mày ăn máu bà đẻ!". Khi xác bị vằm ra ném xuống nước và bụi cây thì: "dài làm rắn, ngắn làm đỉa, lia tia làm muỗi" nghí̃a là hóa thành các động vật hút máu hại người. Sau khi chết, Phạm Nhan chuyên đi hút máu và âm nhập các sản phụ. Vì thế mà người ta phải nhờ oai Đức thánh Trần để trừ khử nó. Do tích đó mà đạo phù thủy Việt Nam g̣ọi là Đạo nội ra đời. Đạo này dùng kiếm ấn của Đức Thánh Trần làm phù hiệu chuyên trừ Phạm Nhan và các loại tà ma, cũng có bùa chú đầy đủ. Khi bắt tà ma thì dùng Ngũ Hổ và các Hổ Tướng của Đức Thánh Trần phụ lên giúp. Các việc về tiền oan như tiền Thê "giết vợ cả lấy vợ kế và hồn vợ cả hiện về báo thù bóp chết hết mọi đứa con và làm cho người vợ kế bệnh nặng" quan trọng lắm mà các vị quan tướng như Yết Kiêu, Phạm Ngũ Lão không xử nổi thì mới phụ đồng thỉnh Đức Thánh Trần về. Ông Nguyễn Đăng Thục có viết một cuốn sách khảo cứu về Đạo Nội nay" X.B ở VN hồi Đệ Nhất Cộng Hòa" các thầy phù thủy ở VN thường dùng vỏ và thân cây núc nác "tức là cây Hoàng Bá một vị thuốc Bắc, cây gỗ Đào, gỗ Dương Liễu để làm ấn. Các đạo sĩ dùng phép phù thủy vào các việc hành binh như lập trận đồ, sử dụng Thiên binh thì thì phải dùng "Cây Gỗ Táo Bị Sét Đánh" gọi là"lôi kinh mộc táo" hoặc "cây gỗ trầm hương" mà làm ấn thì ấn mới linh. Muốn luyện bùa tàng hình thì phải thu bùa trên thanh quế để xuất nhập doanh trận của địch. Vị Tiên Hàn Tương Tử có truyền lại cho phép luyện bùa "Bạch Hạc Tử Chi Phu" rất linh diệu để tàng hình nhờ Hạc Thần giúp sức "Qúy vị coi lịch ngày Mồng 1 Tết thường ghi Hạc Thần để luyện bùa". Bùa để trừ tà và nhất là để trừ Phạm Nhan Nguyễn Bá Linh rất cần có máu người bị chết chém cho nên thời xưa khi có người bị xử trảm thì các thầy phù thủy kéo đến pháp trường có cả trăm người để lấy máu kẻ bị chém. Họ phải đút lót lính canh cho họ ngồi gần chỗ tử tù bị chém để khi vòi máu của tử tù phun ra thì họ dùng giấy bản mà hứng lấy ngay thấm trên đất mà lấy. Thời xưa người Việt Nam mê tín nên mỗi khi trong nhà có người bệnh thì đều ngỡ là bị ma làm quỷ ám.Nhất là khi có người nhà chết thì thường sợ là bị "chết trùng" hay là nhà ở không yên ổn nên con ốm, vợ đau, gà mái gáy gở, em hóa điên, chị hóa dại thì ngỡ là bị tà ma quấy phá, hay là trong nhà ngỡ có thạch tinh cốt khí thì phải nhờ đến thầy phù thủy. Thầy phù thủy chân truyền chính đạo là cứu nhân độ thế thì vẫn có nhưng rất hiếm, còn đa số đều là mê tín dị đoan tin theo tà thuyết tà đạo để kiếm tiền trục lợi. Cho nên khắp từ miền Bắc VN vào đến Nghệ Tĩnh không mấy làng không có thầy phù thủy. Nhưng thầy cao tay chân chính thì cả huyện may ra mới được một ông. Các ông thầy đó đại đa số tuyệt tự, truyền thuyết nói là bị ma quỷ nó báo thù vì khu trục nó ra. Đến như ở miền Nam thì lại thêm một số ông thầy làm Bùa kiêm nuôi Ngải như làm ngải yêu, ngải cầu tài, ngải hành hạ thân chủ (Như thân chủ không đóng tiền cúng hàng tháng thì làm họ đau bụng, nhức đầu v.v...).
(Sưu tầm trên Internet)
Bản văn sai luyện thần độc cước
Đệ tử tôi nay nhang phần một truyện .
Thủa ban rồi tu luyện Thần binh .
Chiêm Thiên nhung Quốc có danh .
Kể từ hồng tạo mấy sinh kia là.
Càn Khôn nhị Khí sinh ra .
Không không, sắc sắc hóa ra dị hình .
Có Thiên tinh diệu bằng non nước núi .
Dáng cao cao nghìn trượng cao mây.
Phép anh Linh nào có ai tày.
Động chân nở đất, ra tay động rừng.
Mặt đen tựa lửa hòn than
Răng trắng san sát, môi hồng tựa son.
Nguyên giáng sinh Sơn Tiêu núi ấy.
Có uy hùng ai thấy dám đang.
Hiệu là Lốc Tướng Thần Vương.
Bản thân bối Phúc có danh đại Thần.
Khi cơ hàn tần lao chi khổ.
Đến tuần này biến thảo thành nhân.
Hiện lên Mao khổng hóa thân.
Đằng vân Thế giới xa gần mọi nơi.
Cứu nhân gian lại thôi súc vật.
Đả Tà ma, trảm diệt Tà tinh.
Tả thủ cầm cờ Lôi phơi phới.
Hữu thủ cầm búa sắt hăm hăm.
Lại hay phương tiện cứu dân.
Chữa người tật khổ, bệnh nhân mê đồ.
Phá oan gia, đoạn trừ túc trái.
Giết Tà Thần, đẳng chúng Tà tinh.
Trảm Phạm Nhan, Bá Linh phục Quốc.
Tróc mẹ danh Càn sát bà Vương.
Bao nhiêu Tà quỷ chúng bay.
Thu lại nhập Ngục, đả cho tan tành.
Hỡi Già Lô Lốc Tướng kia ơi.
Chính thang nhất vị anh Linh.
Giờ Thày luyện tập về chưng bản Đàn .
Có uy cường đêm ngày ứng hiện.
Nghe Chú Ấn, Quyết gọi là tốc thôi.
Dù chơi non núi xa xôi thời về.
Chớ hoãn trì ngang đường ngang xá.
Chớ cưỡng Phù, cưỡng Chú làm chi.
Thày nay Ấn, Quyết thì về.
Để Thày sai khiển việc gì cho hay,
Như cờ này hóa ra cờ lệnh .
Chuyển cờ này quân tướng sửa sang.
Uy hùng chính đức nghiêm trang.
Binh quyền kíp phá Quỷ Vương tung hoành.
Khi sai hành bất phân thời khắc.
Chớ lỗi lầm, thét mắng chẳng tha.
Chẳng nên thét mắng đôi lời.
Việc trong cấm giới, việc ngoài cấm ngăn.
Nào khi cứu Thế độ dân .
Dẹp đường mở lối Sư nhân đi về.
Ba hồi Mõ đả thì nghe.
Chơi đâu kíp chóng thì về.
Một là sai khiển việc gì cho hay.
Trước hộ Thày tuế bằng non Nhạc.
Đạo Quân sư chẳng khác Thái sơn.
Tháng ngày bổng lộc thường tuôn.
Đông Tây đem lại Bắc Nam thu về.
Của Thiên Khê bạc tiền vô số.
Lợn cùng gà, vải vóc chứa chan.
Chữ rằng dĩ Đức báo Ân.
Thày toan trợ Tướng, Tướng nay giúp Thày.
Gia trung này đêm ngày tuần thú.
Cắt ba quân canh cổ truyền lao.
Có ai xâm phạm ra vào.
Đả đòn buộc trói, đem giam gia hình .
Trong phép Quan đả là lệnh ước.
Cứ ba hồi mõ đả thì nghe.
Lưng đeo đai bạc hoa cù.
Tay cầm chìa khóa kỳ khu chữa người.
Hoặc ai phải Khí nặng giời.
Đến không cũng khỏi ngồi chơi cũng hèo.
Phép xưa nay vốn vì có khác.
Mõ là sai bắt nhiều điều.
Một đường đường nghiệm trăm chiều chiều hay.
Xưa kia xốc vác Thái sơn.
Nay sao phép đã lên ngàn
Ngao du đón Nguyệt chơi miền Thanh cung.
Nay tôi có việc thì dùng.
Mời ông tốc giáng bản Đàn cho mau.
Là tật tốc giáng.
Nhang hoa thỉnh.
Sắc hỡi hỡi Sơn Tiêu Độc Cước. Hồng tao xưa sinh, vị thân mẫu không không sắc sắc. Nhất nhỡn sơn đầu thủ túc chi dị hình.
Sơn Tiêu Độc Cước A Lộc đại vương, hiệu Chu Văn Minh thần tướng. Tả tướng độc cước, hữu tướng độc tôn, Độc Cước thiền sư thế tôn Độc Cước đại tướng. Các đẳng tướng âm binh vạn vạn hằng hà sa số tật tốc giáng hạ bản đàn, nhang hoa thỉnh.

BÀI THƠ CỦA ĐẶNG HUY TRỨ TẠI ĐỀN ĐỘC CƯỚC THANH HÓA
Yết Độc Cước Tiểu Tiêu Thần Linh Từ.
Hà niên ngọc chỉ đáo Đông minh
Hương hỏa thiên thu hộ bất quynh
Khí hữu tư chung duy chính trực
Tức chung sở lý tức anh linh
Nguy nga cổ miếu sơn đồng trí
Huy hách thần công thạch khả minh
Tọa trấn hải cương xung yếu địa
Kiêm thiên kình ngạc tảo tiềm hình.
Dịch thơ:
Viếng Thăm Đền Thần Độc Cước
Gót ngọc năm nao đến biển Đông
Nghìn năm hương khói cửa toang không*
Trui rèn cương trực nên anh khí
Đặt bước hoang liêu hỏa điện thông
Miếu cổ nguy nga non sách thế
Công ơn hiển hách đá ghi công
Biển bờ xung yếu oai nghiêm trấn
Kình ngạc dông càn lặng đáy sông.
Hoàng Công Khanh dịch.

 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 

Đặt quảng cáo của bạn ở đây
Liên hệ: E-Mail: nhathohoanghuy@gmail.com
Giá thoả thuận
Kích thước thỏa thuận

 

© Copyright 2016 by Thien Uy. All rights reserved.
® Trung Tâm Nghiên cứu Ứng dụng Phong Thủy Thiên Uy giữ bản quyền nội dung website này.
Email: nhathohoanghuy@gmail.com; huangguohui@thienuygroup.com

Chịu trách nhiệm nội dung: Luật gia.Hoàng Quốc Huy- Giám đốc Trung tâm Phong Thủy Thiên Uy

Toà nhà Saigon Centre số 65 đường Lê Lợi, phường Bến Nghé, Quận 1, TP HCM

TRỞ VỀ TRANG CHỦ

Tự tạo website với Webmienphi.vn